Xung đột Nga – Ukraine liệu có trì hoãn sự trở lại của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam?

Việt Nam có lợi thế ổn định về địa chính trị, nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng bền vững để thu hút vốn ngoại (Ảnh minh họa)

Từ khi Tổng thống Nga Putin công bố mở màn “chiến dịch quân sự đặc biệt” ngày 24/2, khối ngoại đã liên tục bán ròng trong 5 phiên liên tiếp trên HOSE với tổng giá trị gần 2.500 tỷ đồng.

BizLIVE –
Từ khi Tổng thống Nga Putin công bố mở màn “chiến dịch quân sự đặc biệt” ngày 24/2, khối ngoại đã liên tục bán ròng trong 5 phiên liên tiếp trên HOSE với tổng giá trị gần 2.500 tỷ đồng.
0:00 / 0:00
0:00

Việt Nam có lợi thế ổn định về địa chính trị, nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng bền vững để thu hút vốn ngoại (Ảnh minh họa)

Việt Nam có lợi thế ổn định về địa chính trị, nền kinh tế đang phục hồi và tăng trưởng bền vững để thu hút vốn ngoại (Ảnh minh họa)

Sau một năm bán ròng kỷ lục 60.000 tỷ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, đà bán ròng của khối ngoại đã bắt đầu giảm tốc đáng kể. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài chỉ còn bán ròng 338 tỷ đồng trong tháng 2/2022, giảm mạnh so với con số bán ròng 2.982 tỷ đồng của tháng trước và thấp hơn nhiều so với các tháng của năm 2021.

Tuy nhiên, xu hướng này lại đang có dấu hiệu chững lại trước lo ngại về xung đột địa chính trị Nga – Ukraine có thể kéo dài.

Theo thống kê, kể từ khi Tổng thống Nga Putin công bố mở màn “chiến dịch quân sự đặc biệt” ngày 24/2, khối ngoại đã liên tục bán ròng trong 5 phiên liên tiếp trên HOSE với tổng giá trị gần 2.500 tỷ đồng. Riêng 2 phiên đầu tháng 3, giá trị bán ròng của khối ngoại đã hơn 1.400 tỷ đồng, dàn trải trên diện rộng khiến VN-Index dù không giảm sâu nhưng liên tục rung lắc dữ dội.

Xung đột Nga - Ukraine liệu có trì hoãn sự trở lại của khối ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam? ảnh 1

Xu hướng bán ròng của khối ngoại có dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 2

Khó có thể đo lường được chính xác mức độ tương quan giữa giao dịch của khối ngoại với những biến động địa chính trị tận Đông Âu xa xôi, nhưng việc các biến cố diễn ra cùng thời điểm cũng rất đáng lưu ý.

Trong trường hợp xung đột kéo dài, không loại trừ khả năng xu hướng bán ròng sẽ tiếp diễn trong thời gian tới và điều này sẽ trì hoãn sự trở lại của nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam.

Nhưng cũng có quan điểm ngược lại, trong bối cảnh thế giới có nhiều bất ổn và nhiều thị trường chịu tác động bất lợi từ cuộc xung đột trên, Việt Nam có tính ổn định địa chính trị, nền kinh tế phục hồi và phát triển bền vững hơn sẽ có lợi thế thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài. Hướng quan điểm này cũng gắn với một thực tế của xu hướng gia tăng hướng dịch chuyển chuỗi sản xuất và cung ứng trên toàn cầu đến Việt Nam vốn đã thể hiện từ khi xung đột thương mại Mỹ – Trung Quốc xẩy ra những năm vừa qua.

Còn vụ thể với TTCK, nhiều CTCK cũng vừa đưa ra dự báo khối ngoại sẽ quay lại mua ròng cổ phiếu Việt Nam trong năm 2022.

Điển hình như trong báo cáo thị trường vốn, SSI Research kỳ vọng dòng vốn ngoại sẽ sớm quay trở lại Việt Nam với sự phân kỳ của chính sách tiền tệ/tài khóa và sự ổn định của tỷ giá. Đồng VND sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh của mình, trong bối cảnh các đồng tiền khác trong khu vực sẽ chịu áp lực mất giá do USD tăng giá (Fed tăng lãi suất).

Theo SSI Research, khối ngoại cũng đang cho thấy tín hiệu quay trở lại các quốc gia trong khu vực từ cuối năm 2021. Định giá P/E của VN-Index năm 2022 hiện ở mức 14,2 lần, hấp dẫn hơn so với các nước trong khu vực có thể kích hoạt xu hướng giải ngân đầu năm của các quỹ ngoại và sẽ là yếu tố nâng đỡ thị trường trong giai đoạn hiện tại.

Chứng khoán MBS đồng quan điểm cho rằng, trong nỗ lực đạt được vị thế thị trường mới nổi, các sáng kiến của Việt Nam nhằm nâng cao tính minh bạch của thị trường sẽ thu hút nhiều dòng vốn đầu tư ra nước ngoài hơn. TTCK Việt Nam có thể ở vị trí thuận lợi để được nâng hạng lên trạng thái mới nổi sớm nhất vào năm 2022 hoặc muộn nhất vào năm 2025.

Theo ước tính của MBS, việc Việt Nam được đưa vào Chỉ số FTSE EM sẽ thu hút ít nhất 355 triệu USD dòng vốn thụ động nước ngoài, theo tỷ trọng vào khoảng 0,36% –0,41%. Trong khi đó, nếu được đưa vào Chỉ số MSCI EM, TTCK Việt Nam có thể thu hút ít nhất 327 triệu USD dòng vốn thụ động nước ngoài do tỷ trọng dự kiến vào khoảng 0,69% –0,78%.

Thanh Hà