Thương mại với các thành viên CPTPP đạt quy mô 75 tỉ USD năm 2018

Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam từ 14.1.2019. Trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng CPTPP cuối tuần rồi tại Tokyo (Nhật), các Bộ trưởng đã thông qua Tuyên bố chung về thực thi hiệp định và gửi đi thông điệp mạnh mẽ ủng hộ thương mại tự do của 11 nước thành viên.


Vậy thương mại song phương của Việt Nam với các thành viên CPTPP đang ở quy mô nào? Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, năm 2018 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thành viên CPTPP có quy mô xấp xỉ 75 tỉ đô la Mỹ. Trong đó tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thành viên đạt 36,8 tỉ đô la Mỹ; ở chiều ngược lại Việt Nam nhập khẩu với kim ngạch xấp xỉ 37,7 tỉ đô la Mỹ.




 Như vậy tổng kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và các thành viên CPTPP hiện chiếm tỷ trọng xấp xỉ 15,5% tổng kim ngạch thương mại Việt Nam năm 2018 với hơn 480 tỉ đô la Mỹ.
Nhật Bản là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong CPTPP với tổng giá trị xuất nhập khẩu đạt 37,8 tỉ USD năm 2018, chiếm hơn 50% tổng kim ngạch thương mại trong nhóm CPTPP. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Nhật hơn 18,8 tỉ USD và nhập khẩu hơn 19 tỉ USD.
Nhật cũng là đối tác đầu tư trực tiếp (FDI) lớn nhất trong khối CTPPP và là nhà đầu tư lớn thứ hai của Việt Nam (sau Hàn Quốc) với vốn lũy kế đến nay hơn 57 tỉ đô la Mỹ; Singapore là nhà FDI xếp kế tiếp trong khối CPTPP với 46,6 tỉ USD.
Về thương mại, Singapore là đối tác lớn thứ 3 sau Malaysia. Việt Nam hiện xuất siêu sang Canada, Chile, Mexico, Australia và Peru nhưng là nhà nhập siêu từ Nhật Bản, Singapore, Malaysia, New Zealand và Brunei.
Xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường thành viên chủ yếu thuộc các nhóm hàng chủ lực như điện tử, dệt may, giày dép, đồ gỗ, nông thủy sản; trong khi đó Việt Nam nhập khẩu chủ yếu máy móc thiết bị, sản phẩm điện tử, xăng dầu…
CPTPP bao gồm 11 nền kinh tế khu vực Thái Bình Dương với Canada, Úc, Brunei, Chile, Nhật, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam. Thị trường này có độ lớn 500 triệu người và chiếm tương đương 15% thương mại thế giới và 13,5% GDP toàn cầu.
Ước tính CPTPP thúc đẩy thương mại mạnh mẽ giữa các nước thành viên, đưa kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 6% đến 2030, đặc biệt với Việt Nam tăng khoảng 8% và thúc đẩy dịch chuyển trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tweet

Bản
in

Email

Từ Khóa:

CPTPP;

thương mại song phương Việt Nam CPTPP;

thương mại tự do;

FTA;

tổng giá trị xuất nhập khẩu;

Cùng chuyên mục

Xem Tất Cả

Netflix sẽ thống trị tương lai màn ảnh nhỏ?

Howard Yu

19-01-2019

Những chiếc điện thoại đáng chú ý nhất CES 2019

Jean Baptiste Su

18-01-2019

Grab sẽ tung dịch vụ bảo hiểm vào giữa năm 2019

Bích Dâng

18-01-2019

TIN NỔI BẬT

Sòng bạc hợp pháp đầu tiên người Việt có thể chơi chính thức mở ở Phú Quốc

Shinhan chính thức được chấp thuận mua lại công ty tài chính Prudential

Doanh thu Viettel 10 tỉ USD nhưng thấp hơn 2017, áp lực chuyển đổi mô hình dịch vụ

TIN MỚI

Sun Plaza Ancora: điểm mua sắm, giải trí hấp dẫn dịp Tết đến, xuân về

Thông tin doanh nghiệp

2 giờ trước

Ra mắt The Peak giai đoạn 2 – Công trình cuối cùng của Phú Mỹ Hưng Midtown

Thông tin doanh nghiệp

3 giờ trước

Thiên đường du lịch Nam Phú Quốc: Bản hòa tấu của thiên nhiên

Thông tin doanh nghiệp

6 giờ trước

Tác giả TUYẾT ÂN