DATC và nhiệm vụ ‘hồi sinh những zombie’


(TBTCVN) – Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh và biến động khó lường của các thị trường, khái niệm “công ty zombie” trở nên quen thuộc và ngày càng trở thành vấn đề đối với các nền kinh tế toàn cầu.


Hồi sinh các công ty zombie là một nhiệm vụ tốn kém và dai dẳng mà hầu hết các chính phủ đều đối mặt.  Công cụ đặc biệt của Chính phủ để hồi sinh DN
Mặc dù các công ty zombie hầu như không còn mang lại hiệu quả kinh tế và gánh số nợ nần ngày càng tăng, song hầu hết các chính phủ vẫn nỗ lực bằng nhiều biện pháp, chủ yếu là hỗ trợ tài chính, để giúp các công ty làm ăn trì trệ, tồn tại “thoi thóp” – hay còn gọi là công ty zombie – phục hồi hoạt động. Lý do là các nước đều lo ngại nếu các công ty này phá sản thực sự thì số người lao động thất nghiệp và các khoản nợ mất khả năng thanh toán sẽ gây tác động dây chuyền, ảnh hưởng tiêu cực đến cả nền kinh tế. Đặc biệt, qua các giai đoạn khủng hoảng kinh tế, trong số các công ty zombie có không ít các tập đoàn, công ty lớn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc gia, kinh tế địa phương, do đó các chính phủ không thể “làm ngơ”. 
Hàng loạt các DN điển hình đã được DATC hỗ trợ tái cơ cấu thành công có thể kể đến như: Công ty CP Sadico Cần Thơ, Công ty CP Mía đường Kon Tum, Công ty CP Mía đường Sơn La, Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty CP Cầu 14, Công ty Haprocimex, Công ty thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Công ty CP tập đoàn gang thép Hàn Việt,…

Để phục hồi các công ty zombie, các nước sử dụng nhiều biện pháp, trong đó chủ yếu là thông qua một cơ quan do chính phủ thành lập (có thể thuộc bộ tài chính, ngân hàng trung ương…) để thực hiện các biện pháp mua bán xử lý nợ, tài sản, tái cơ cấu để doanh nghiệp (DN) phục hồi sản xuất kinh doanh. Ở Việt Nam, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) là định chế duy nhất hiện nay được Chính phủ giao nhiệm vụ mua bán, xử lý nợ, tài sản, tái cơ cấu các DN, đồng thời là công cụ quan trọng tham gia vào quá trình tái cơ cấu DNNN, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước (DNNN) theo lộ trình của Chính phủ. 
Kể từ khi thành lập năm 2003 đến nay, hoạt động tái cơ cấu DN là hình thức xử lý nợ chủ yếu được DATC triển khai. Đây là một quá trình phức tạp, kéo dài và nhiều rủi ro, bao gồm nhiều công việc liên quan về tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tổ chức bộ máy, hoạt động sản xuất kinh doanh, hệ thống quản trị, điều hành của DN… chứ không chỉ đơn thuần sắp xếp lại nợ xấu, làm sạch bảng cân đối. Hoạt động của công ty đã tái cơ cấu, chuyển đổi sở hữu, giúp xử lý nợ tồn đọng trong nền kinh tế, phục hồi DN; tạo công ăn việc làm cho hàng chục nghìn lao động; đa dạng hóa sản phẩm trên thị trường chứng khoán; xử lý nợ đọng thuế, tăng thu ngân sách, góp phần ổn định kinh tế, chính trị xã hội. 
Hàng loạt các DN điển hình đã được DATC hỗ trợ tái cơ cấu thành công có thể kể đến như: Công ty CP Sadico Cần Thơ, Công ty CP Mía đường Kon Tum, Công ty CP Mía đường Sơn La, Công ty CP Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành, Công ty CP Cầu 14, Công ty Haprocimex, Công ty thực phẩm Miền Bắc thuộc Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Công ty CP tập đoàn gang thép Hàn Việt,… Trong đó, nhiều trường hợp xử lý nợ xấu, tái cơ cấu như tại Công ty Mía đường Sơn La đã trở thành một kinh nghiệm điển hình, bài học thành công được nhắc đến nhiều lần trong tái cơ cấu DN. Từ một DN thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất, hàng trăm công nhân không có việc làm, nhiều vùng nguyên liệu mía trở thành bãi đất hoang hóa, chỉ sau một thời gian ngắn, Mía đường Sơn La đã đứng vào top đầu của ngành mía đường Việt Nam, trở thành cổ phiếu luôn hấp dẫn nhà đầu tư. 
Sự hồi sinh kỳ diệu của Mía đường Sơn La có dấu ấn lớn từ cuộc “giải cứu” của DATC. DATC đã thực hiện chuyển nợ thành vốn góp tại DN, thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện từ nợ xấu, đến quản trị DN, vùng nguyên liệu, máy móc thiết bị, đồng thời tạo cuộc “cách mạng” thay đổi đội ngũ lãnh đạo có tâm, có tầm về điều hành công ty. Mía đường Sơn La được hồi sinh không chỉ đem lại nguồn lợi cho công ty, cho ngân sách, mà tác động quan trọng là giữ được việc làm ổn định cho hàng trăm công nhân, tạo sinh kế cho hàng ngàn nông dân ở vùng nguyên liệu. 
Từ những kinh nghiệm thành công của mình, năm 2010, DATC lần đầu tiên được Chính phủ tin tưởng giao nhiệm vụ thực hiện phương án tái cơ cấu tổng công ty (Tổng công ty Dâu tằm tơ Việt Nam) và đạt được nhiều thành công ngoài mong đợi. Đây cũng là tiền đề cho DATC thực hiện tái cơ cấu hàng chục tổng công ty sau này. Trong đó, có một nhiệm vụ và trọng trách rất lớn là tái cơ cấu Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin vào năm 2013 và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines.
Từ một DN đứng trên bờ vực phá sản cách đây hơn 6 năm, vốn chủ sở hữu âm hơn 5.000 tỷ đồng, Vinalines đã chuyển mình để đủ điều kiện cổ phần hóa, với tổng tài sản hơn 28.000 tỷ đồng. Năm 2018 là năm thứ 6 đánh dấu giai đoạn tái cơ cấu Vinalines một cách toàn diện, từ sở hữu kinh doanh đến tài chính, hướng tới việc lành mạnh tài chính để thực hiện cổ phần hóa. Năm 2017, Vinalines đã có bước tăng trưởng vượt bậc, lợi nhuận tăng gấp 2 lần so với năm 2016, tổng doanh thu ước đạt gần 16.000 tỷ đồng, tăng gần 15% so với kế hoạch năm, nộp ngân sách hơn 800 tỷ đồng. Định chế tài chính hàng đầu trên thị trường mua bán nợ 
Bên cạnh đó, DATC cũng giữ vai trò là một định chế tài chính quan trọng hàng đầu trên thị trường mua bán nợ, khi triển khai mua nợ theo chỉ định của Chính phủ để hỗ trợ các DNNN đặc biệt khó khăn khi thực hiện chuyển đổi hoặc tái cơ cấu tài chính như Vinashin (SBIC), Vinalines thông qua việc phát hành 17.000 tỷ đồng trái phiếu trong nước và quốc tế để cơ cấu lại khoảng 30.000 tỷ đồng nợ xấu; phát hành hối phiếu DATC có bảo lãnh của Chính phủ để hỗ trợ Techcombank thu hồi vốn mua lại nợ SBIC; cơ cấu nợ vay lại của SBIC từ nguồn vốn trái phiếu quốc tế, mua và xử lý hơn 3.390 tỷ đồng nợ phải trả của Vinalines tại các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, hỗ trợ Vinalines xử lý tài chính để cổ phần hóa công ty mẹ và hàng loạt các tổng công ty lớn trên cả nước…
Về khía cạnh nguồn lực, không như ở các định chế cùng vị trí ở nhiều nước phát triển khác có điều kiện bỏ nguồn lực lớn để “hồi sinh” các công ty, khi mới thành lập, vốn điều lệ được cấp của DATC là 2.000 tỷ đồng. Năm 2015, Chính phủ tăng vốn điều lệ cho DATC lên 6.000 tỷ đồng. Trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, DATC đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, đồng thời không chỉ bảo toàn vốn mà còn có nguồn lợi nhuận thu về để tiếp tục tham gia tái cơ cấu các DN. 
Tất nhiên, cùng với những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động, DATC đã gặp không ít khó khăn, thách thức từ những biến động liên tục và khó lường của thị trường, cho đến những vướng mắc, bất cập trong cơ chế hoạt động. Là DN đặc thù, hoạt động trong lĩnh vực nhiều rủi ro và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác nhau, hoạt động của DATC đòi hỏi sự phối hợp của nhiều chủ thể khác nhau, bao gồm cả DN và các bộ, ngành, địa phương. Do đó việc hoàn thiện cơ chế chính sách để thích ứng với điều kiện hoạt động mới, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho DATC hoạt động là điều kiện quan trọng để công ty hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, Bộ Tài chính đã giao.


Hoàng Yến