Địa ốc 24h: Đỉnh điểm nắng nóng, chung cư cao cấp Ecolife Tây Hồ thiếu nước nghiêm trọng


Đỉnh điểm là đợt nắng nóng vừa qua, nhiều gia đình sống tại chung cư cao cấp Ecolife Tây Hồ không có nước để nấu nướng, tắm giặt hoặc thậm chí phục vụ nhu cầu vệ sinh cá nhân.

Căn hộ cao cấp Hà Nội thiếu nước sinh hoạt hơn một tháng

Cư dân Ecolife Tây Hồ vừa trải qua đợt nắng nóng của Hà Nội trong tình cảnh không có đủ nước để nấu nướng, tắm giặt. 

Theo phản ánh của cư dân, không chỉ nước sinh hoạt, đến nước dùng cho mục đích phòng cháy chữa cháy cũng không đủ. Trong cuộc họp gần nhất, cư dân yêu cầu chủ đầu tư cam kết duy trì lượng nước phòng cháy chữa cháy liên tục, tối thiểu 600m3 trong bể ngầm, đồng thời không được phép sử dụng nước này cho sinh hoạt. Cùng với đó, nếu chủ đầu tư chưa đáp ứng được lượng nước 200 lít mỗi ngày cho một cư dân thì không được đưa trung tâm thương mại vào hoạt động.(Xem thêm)

Hơn 9.100m2 “đất vàng” của Cao Su Hà Nội sẽ xây cao ốc

UBND TP.Hà Nội vừa phê duyệt điều chinh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tỷ lệ 1/2.000 tại khu đất số 59, tổ 4, phường cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội trong ô quy hoạch Kl -1 (phần quy hoạch sử dụng đất).
Theo đó, khu đất nghiên cứu điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phân khu đô thị H2-2 tại số 59, tổ 4, phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm (do CTCP Cao su Hà Nội đang quản lý sử dụng) thuộc ô quy hoạch Kl -1, có tổng diện tích khoảng 9.186,4m2; trong đó phần đất có diện tích khoảng 968,4m2 nằm trong phạm vi mở đường quy hoạch. (Xem thêm)

Bất ngờ bị đưa vào quy hoạch cao ốc

16 hộ dân trú tại ngõ 470/17 đường Nguyễn Trãi phản ánh: Tháng 2/2018, họ nhận được thông báo của UBND phường Thanh Xuân Trung cho biết một số thông tin và xin ý kiến để thực hiện quy trình cấp giấy phép quy hoạch dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Thương mại văn phòng nhà trẻ và nhà ở (gọi tắt là dự án cao ốc) tại khu đất ao Cây Dừa nằm trên địa bàn phường.
Lúc này, các hộ dân mới biết. (Xem thêm)

Đối thoại “nảy lửa” giữa chủ đầu tư chung cư “dát vàng” với cư dân

Lý giải ý kiến của cư dân về việc có hay không căn hộ của họ mua đang bị chủ đầu tư thế chấp ngân hàng, chủ đầu tư dự án chung cư Hòa Bình Green City cho hay: “Tôi đã nói với các vị nhiều rồi, các vị cứ làm đơn kiện chủ đầu tư, kiện đến đâu thì kiện. Các vị không kiện thì chủ đầu tư vẫn phải có trách nhiệm, chủ đầu tư có trách nhiệm nhưng Thành phố không làm thì làm thế nào? Nhà của các vị chúng tôi có thế chấp, nhưng phải có hoàn thành nghĩa vụ tiền sử dụng đất thì mới cấp được sổ hồng, ngân hàng mới giải chấp. Đồng ý là thủ tục của thành phố và tôi đã đề nghị nhiều lần, các vị cứ kiện chủ đầu tư không làm sổ đỏ thì mới nhanh được….”. (Xem thêm)

Nhiều vi phạm nhà, đất công do “lịch sử để lại”

Cả chục đầu mối đang quản lý nhà, đất công nhưng lại chồng chéo, không hiệu quả. 

Đó là ý kiến của Phó ban Kinh tế-Ngân sách, HĐND TP.HCM Cao Thanh Bình (ảnh) sau chương trình giám sát việc quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên đất trên toàn TP. Ông Bình cho rằng trong một thời gian rất dài, hàng ngàn địa chỉ nhà, đất công đã không được sử dụng hiệu quả. (Xem thêm)

HOÀNG HÀ