Địa ốc 24h: Đất nền Đông Anh tăng 70%, sốt tại mồm “cò”


Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VnREA) cách đây không lâu nhận định trong báo cáo diễn biến thị trường bất động sản: Đất thổ cư Đông Anh tăng đến 70%. Thông tin này ít nhiều đã góp phần làm nhiễu loạn thị trường. Tuy nhiên, một số người dân tại đây lại cảnh báo: “Đừng nghe lời cò thổi giá”.

Cách đây nhiều năm, báo chí đưa tin, đất Đông Anh sốt vì xây cầu Nhật Tân, nhiều người từ nội đô đổ xô sang đây mua đất. Thế nhưng, “cầu xây xong đã lâu”, nhưng nhiều nhà đầu tư phải ngậm ngùi, vì mãi không bán được. Trước một số dự án được “đánh bóng” sẽ xây dựng theo trục Đông Anh-Nhật Tân, thông tin này lại được lan truyền qua kênh VnRea. Một lần nữa, người mua nhà bị quay trong mớ thông tin “sốt” đất và có nguy cơ lập lại vết xe đổ như những năm trước đó. (Xem tiếp)

Trả lời phóng viên BizLIVE về những thông tin nhóm cổ đông Công ty Ngọc Lan phản ánh, phía đại diện Tổng công ty  MBLand khẳng định: MBLand hiện nay là chủ đầu tư duy nhất của dự án Resilient Field Cam Ranh và không có liên quan đến những khiếu nại của nhóm cổ đông Công ty Ngọc Lan.
Ông Vũ Hoàng Linh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty MBLand khẳng định việc mua cổ phần tại công ty TNHH Ngọc Lan được tiến hành giữa một tổ chức và cá nhân, chứ không phải chuyển nhượng dự án như phản ánh trên truyền thông của nhóm cổ đông Công ty Ngọc Lan. (Xem tiếp)
Theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, đây có là một thời điểm rất tốt cho ngành bán lẻ của Việt Nam, nhưng chưa hẳn là thời điểm để các nhà phát triển bất động sản bán lẻ “ăn mừng”. Các doanh nghiệp bán lẻ tại các đô thị đang phát triển cần định hình được nên phát triển theo hướng nào? Các vị trí trung tâm có thể là giải pháp an toàn nhưng đòi hỏi chi phí cao hơn, trong khi các khu vực mới nổi tuy có chi phí thấp hơn nhưng lại ẩn chứa nhiều rủi ro hơn. (Xem tiếp)

Tên tuổi của Doanh nghiệp tư nhân số 1 Điện Biên do ông Lê Thanh Thản làm chủ tịch gắn với các dự án nhà giá rẻ khi năm 2012 mở bán chung cư Đại Thanh với mức chỉ 10 triệu đồng một m2. Chủ doanh nghiệp là ông Lê Thanh Thản, người sở hữu Tập đoàn Mường Thanh, chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Sau đó, doanh nghiệp này triển khai một loạt các dự án khác với mức giá gốc chỉ trên dưới 15 triệu đồng và được gắn với “thương hiệu” nhà giá rẻ. Song trên thực tế, để mua một căn hộ, khách hàng thường phải chịu thêm giá chênh từ 2 đến 5 triệu đồng mỗi m2, tùy từng căn. (Xem tiếp)

Khi xe máy bị cấm, phương tiện đi lại phổ biến nhất của người dân sẽ là Metro, đường sắt trên cao, BRT, xe buýt. ..Trong một báo cáo về giao thông công cộng ảnh hưởng như thế nào đến thị trường BĐS, công ty tư vấn CBRE từng cho biết, kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy dự án đường sắt đô thị sẽ có ảnh hưởng nhiều nhất lên giá trị bất động sản. Việc phát triển các trạm tàu điện giúp mang lại diện mạo mới cho khu vực quanh đó: giá đất tăng, các dự án bất động sản bùng nổ, các đơn vị bán lẻ và dự án văn phòng được dịch chuyển ra xa trung tâm hơn. (Xem tiếp)

UBND TP.HCM vừa kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận lựa chọn Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), là doanh nghiệp đặc thù 100% vốn nhà nước trực thuộc UBND TP.HCM, làm nhà đầu tư dự án Trung tâm tài chính TP.HCM tại hai lô đất số 1-7 và 1-11 thuộc khu chức năng số 1 trong khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Qua đó tạo điều kiện thu hút đầu tư từ các tổ chức tài chính, ngân hàng, quỹ đầu tư, các tập đoàn kinh tế trong và ngoài nước; đồng thời cho phép Công ty thuê hai lô đất này không qua đấu giá để thực hiện đầu tư dự án nêu trên. (Xem tiếp)

Hoàng Hà