Địa ốc 24h: “Chán” BOT, loạt đại gia đổ xô sang làm BT?


Những năm trước đây, Tasco thường được nhắc đến với cái tên “ông trùm” các dự án BOT. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nhà nước siết chặt quy định trong việc cấp phép, quản lý, vận hành các dự án BOT, doanh nghiệp này đã nhanh chóng chuyển hướng sang làm các dự án BT, mục đích nhắm đến đằng sau là quỹ đất hoàn vốn.

Sau một thời gian đầu tư vào các dự án theo hình thức BOT với việc phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng, sau đó thu lại “tiền lẻ” qua nhiều năm. Hiện nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng đổ xô “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản bằng cách làm dự án BT (đổi đất lấy hạ tầng).
Công ty cổ phần Tasco là một ví dụ. Những năm trước đây, Tasco thường được nhắc đến với cái tên “ông trùm” các dự án BOT. Sở dĩ người ta gọi doanh nghiệp này là “ông trùm” các dự án BOT, vì trước đây, đơn vị này chuyên xây dựng các tuyến đường giao thông, sau đó thu phí.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, do nhà nước siết chặt quy định trong việc cấp phép, quản lý, vận hành các dự án BOT, doanh nghiệp này đã nhanh chóng chuyển hướng sang làm các dự án BT, mục đích nhắm đến đằng sau là quỹ đất hoàn vốn. (Xem thêm)
Công trình “Tòa nhà SDU – 143 Trần Phú”, quận Hà Đông do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển đô thị Sông Đà làm chủ đầu tư. 
Công trình được Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ phê duyệt với diện tích xây dựng khoảng 2.590,3m2, gồm 35 tầng nổi, 2 tầng hầm. Công năng sử dụng gồm: Tầng hầm bố trí gara để xe; Tầng 1 – 3 bố trí phòng sinh hoạt cộng đồng, thương mại; Tầng 4 – 35 bố trí căn hộ để ở.
Theo Phòng Cảnh sát PCCC Hà Nội, thời gian qua, Cảnh sát PCCC đã hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư tổ chức khắc phục các tồn tại về PCCC tại công trình để được nghiệm thu về PCCC theo quy định. (Xem thêm)
Theo đó, tổng diện tích đất điều chỉnh quy hoạch khoảng 0,18ha nhằm thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND Thành phố về việc di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi nội thành, tạo môi trường phát triển bền vững cho dân cư khu vực.
Đồng thời, đầu tư xây dựng khu nhà ở thấp tầng nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất, tăng khả năng kết nối hạ tầng kỹ thuật, giao thông khu vực; bổ sung cây xanh, sân chơi phục vụ cả dự án và dân cư khu vực.
Các nội dung khác không thuộc phạm vi điều chỉnh cục bộ ô đất này được giữ nguyên theo Quy hoạch phân khu đô thị N10, tỷ lệ 1/2000 và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn quận Long Biên được phê duyệt. (Xem thêm)
Theo đề xuất của Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND TP.HCM đã chấp thuận bổ sung chức năng văn phòng có nhân viên lưu trú (officetel) tại dự án chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ, văn phòng tại số 79/5B Nguyễn Xí, phường 26, quận Bình Thạnh.
Được biết dự án do Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Bình Triệu làm chủ đầu tư. Tọa lạc ở cửa ngõ khu Đông, dự án gồm 3 tòa tháp cao 25 tầng trên khu đất rộng 15.427m2. Tổng số căn hộ là 880 căn và 300 căn officetel. Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.471 tỷ đồng. (Xem thêm)
Cụ thể, ở khu Đông thành phố đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Thương mại Hậu Giang làm chủ đầu tư dự án Văn phòng đại diện, nhà khách tỉnh Hậu Giang và khu thương mại – dịch vụ kết hợp căn hộ tại phường Thạnh Mỹ Lợi, quận 2.
Công ty TNHH Capitaland Thanh Niên làm chủ đầu tư dự án chung cư kết hợp thương mại – dịch vụ Sensation tại đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, quận 2.
Công ty TNHH Liên doanh Thành phố Đế Vương làm chủ đầu tư dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật toàn khu và đầu tư xây dựng giai đoạn 1 cụm công trình nhà ở chung cư phức hợp tại các lô đất 2-14 (MU4); 2-16 và 17 (MU7); 2-15a (MU5); 2-15b (MU6); 2-21 (MU11) thuộc dự án Khu phức hợp Tháp quan sát Thủ Thiêm, quận 2. (Xem thêm)

Hạ An